Công ty TNHH 3H An Bình xin trả lời câu hỏi như sau:
Điểm a khoản 4 Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đầu đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp GPMT thực hiện công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp GPMT trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp phép hoặc cơ quan được ủy quyền.
Luật BVMT 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP không quy định thời hạn kết thúc công khai nêu trên. Do đó, việc công khai báo cáo đề xuất cấp GPMT sẽ được thực hiện cho đến thời điểm kết thúc giải quyết TTHC đối với hồ sơ này.
Trân trọng./.
Công ty TNHH 3H An Bình xin trả lời câu hỏi như sau:
Đối tượng được miễn ĐKMT được quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật BVMT 2020 như sau:
“a) Dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh;
b) Dự án đầu tư khi đi vào vận hành và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phát sinh chất thải hoặc chỉ phát sinh chất thải với khối lượng nhỏ, được xử lý bằng công trình xử lý tại chỗ hoặc được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương;
c) Đối tượng khác.”
Nội dung này được quy định chi tiết tại Điều 32 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP. Theo đó, trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 49 Luật BVMT được hướng dẫn chi tiết tại khoản 2 Điều 32 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP như sau:
“Dự án đầu tư khi đi vào vận hành và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phát sinh chất thải hoặc chỉ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dưới 300 kg/ngày được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương; hoặc phát sinh nước thải dưới 05 m3/ngày, khí thải dưới 50 m3/giờ được xử lý bằng công trình thiết bị xử lý tại chỗ hoặc được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương”.
Phụ lục số XVI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP là hướng dẫn cụ thể các đối tượng khác được miễn ĐKMT theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 49 Luật BVMT 2020.
Do đó, trường hợp dự án, cơ sở thuộc đối tượng ĐKMT và thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thì được miễn ĐKMT; không bắt buộc phải đáp ứng cả điều kiện quy định tại số thứ tự 12 Phụ lục số XVI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
Trân trọng./.
Công ty TNHH 3H An Bình xin trả lời câu hỏi như sau:
- Theo quy định tại khoản 12 Điều 168 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP: “Trường hợp một trong các giấy phép môi trường thành phần của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hết hạn, chủ cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Nghị định này”.
Theo đó, khi đề nghị cấp GPMT cho cơ sở thì chủ cơ sở phải lập hồ sơ để được cấp phép cho toàn bộ hoạt động xả thải, quản lý chất thải của cơ sở theo quy định.
- Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 41 Luật BVMT 2020, thẩm quyền cấp GPMT đối với trường hợp này là của UBND cấp tỉnh.
Trân trọng./.
Công ty TNHH 3H An Bình xin trả lời câu hỏi như sau:
Khoản 5 Điều 33 Luật BVMT 2020 quy định: “Kết quả tham vấn là thông tin quan trọng để chủ dự án đầu tư nghiên cứu đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động của dự án đầu tư đối với môi trường và hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường. Kết quả tham vấn phải được tiếp thu, thể hiện đầy đủ, trung thực các ý kiến, kiến nghị của đối tượng được tham vấn, đối tượng quan tâm đến dự án đầu tư (nếu có). Trường hợp ý kiến, kiến nghị không được tiếp thu, chủ dự án đầu tư phải giải trình đầy đủ, rõ ràng. Chủ dự án đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung và kết quả tham vấn trong báo cáo đánh giá tác động môi trường”. Luật không quy định kết quả tham vấn là căn cứ pháp lý để phê duyệt hoặc không phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM của dự dự án.
Theo đó, trên cơ sở ý kiến tham vấn cộng đồng dân cư (bao gồm cả các ý kiến không đồng thuận đối với việc triển khai dự án), chủ dự án có trách nhiệm “nghiên cứu đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động của dự án đầu tư đối với môi trường” và “giải trình đầy đủ, rõ ràng các ý kiến không được tiếp thu”. Cùng với việc thẩm định, đánh giá báo cáo ĐTM dựa trên các căn cứ pháp lý và cơ sở khoa học, kết quả tham vấn cộng đồng dân cư là nguồn thông tin quan trọng cung cấp cho hội đồng thẩm định trong quá trình xem xét, thẩm định báo cáo ĐTM của dự án.
Trân trọng./.
Công ty TNHH 3H An Bình xin trả lời câu hỏi như sau:
Đối tượng phải thực hiện quan trắc định kỳ được quy định tại khoản 2 Điều 97 và khoản 2 Điều 98 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Theo quy định tại điểm a khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 16 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ nội dung về quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp định kỳ, quan trắc, giám sát môi trường khác (về thông số, vị trí, tần suất giám sát) theo nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Trân trọng./.
Công ty TNHH 3H An Bình xin trả lời câu hỏi như sau:
Về việc xác định chuyên gia được tham vấn ý kiến theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 26 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, Quý công ty có thể áp dụng theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường, cụ thể: Chuyên gia phải có chuyên môn về môi trường hoặc lĩnh vực khác có liên quan đến dự án đầu tư và có kinh nghiệm công tác ít nhất là 07 năm nếu có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương, ít nhất là 03 năm nếu có bằng thạc sĩ hoặc văn bằng trình độ tương đương, ít nhất là 02 năm nếu có bằng tiến sĩ hoặc văn bằng trình độ tương đương”.
Trân trọng./.
Công ty TNHH 3H An Bình xin trả lời câu hỏi như sau:
Trường hợp dự án trước đây được cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, thì thẩm quyền cấp giấy phép môi trường thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện theo quy định tại khoản 4 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Trường hợp, nếu dự án đầu tư thuộc nhóm II theo phân loại dự án đầu tư của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 thì mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường được quy định tại Phụ lục VIII (đối với dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường) và mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường được quy định tại Phụ lục IX (đối với dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường) ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; nếu cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm II thì mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường được quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
Trân trọng./.
Công ty TNHH 3H An Bình xin trả lời câu hỏi như sau:
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường, giấy phép môi trường được xem xét điều chỉnh trong thời hạn của giấy phép khi thay đổi nội dung cấp phép quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở hoặc theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 44.
Trân trọng./.
Công ty TNHH 3H An Bình xin trả lời câu hỏi như sau:
Theo khoản 2 Điều 32 và thuộc Phụ lục XVI Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022: trường hợp dự án đầu tư khi đi vào vận hành và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ pháp nhân là công ty (không phải là hộ kinh doanh cá thể) có phát sinh với lượng chất thải đáp ứng điều kiện trên và xử lý bằng công trình, thiết bị xử lý tại chỗ (nước thải xử lý bằng bể tự hoại 03 ngăn và cho thấm đất trong phạm vi cơ sở...) thì được miễn đăng ký môi trường;
Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường: dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải xả ra môi trường phải được xử lý (đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường) thuộc đối tượng phải cấp giấy phép môi trường. Dự án đầu tư, cơ sơ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình, cá nhân xử lý nước thải bằng công trình, thiết bị xử lý tại chỗ phải đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 41 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022: “Công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Luật Bảo vệ môi trường (bao gồm cả bể tự hoại, bể tách mỡ nước thải nhà ăn và các công trình, thiết bị hợp khối đáp ứng yêu cầu theo quy định)” thì không phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải.
Trân trọng./.
Công ty TNHH 3H An Bình xin trả lời câu hỏi như sau:
Theo quy định tại Luật BVMT 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, trường hợp dự án đầu tư đã được phê duyệt báo cáo ĐTM mà quá 24 tháng chưa triển khai thực hiện thì chủ dự án có trách nhiệm lập báo cáo ĐTM trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Do vậy, tính đến thời điểm trước ngày Luật BVMT 2020 có hiệu lực thi hành mà dự án vẫn chưa triển khai thực hiện thì quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án đã hết hiệu lực pháp lý và không còn là cơ sở cho việc triển khai thực hiện dự án.
Để tiếp tục triển khai dự án, chủ dự án cần nghiên cứu các quy định của Luật BVMT 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP để xác định trách nhiệm thực hiện các hồ sơ, thủ tục, đăng ký về môi trường (như ĐTM, cấp GPMT, đăng ký môi trường) tương ứng.
Trân trọng./.
Công ty TNHH 3H An Bình xin trả lời câu hỏi như sau:
Dự án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong đó: toàn bộ nước thải sau xử lý đạt QCVN 01-195:2022/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng, được lưu chứa tại hồ sinh học và được tái sử dụng 100% cho mục đích rửa chuồng và tưới cây, không xả thải ra môi trường; Dự án không phát sinh khí thải phải xử lý. Do vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường, Dự án không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.
Trân trọng./.
Công ty TNHH 3H An Bình xin trả lời câu hỏi như sau:
Dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có mức lưu lượng xả nước thải ra môi trường quy định tại cột 4 Phụ lục XXVIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và dự án, cơ sở xả bụi, khí thải công nghiệp ra môi trường có mức lưu lượng hoặc công suất của công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải quy định tại cột 5 Phụ lục XXIX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục và kết nối, truyền số liệu trực tiếp đến cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh chậm nhất là ngày 31/12/2024 theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 97 và điểm a khoản 5 Điều 98 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
Như vây, dự án, cơ sở có mức lưu lượng xả nước thải ra môi trường, xả bụi, khí thải công nghiệp ra môi trường có mức lưu lượng hoặc công suất của công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải thấp hơn các đối tượng nêu tại mục này, không phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục.
Trân trọng./.
Công ty TNHH 3H An Bình xin trả lời câu hỏi như sau:
Về tiêu chí dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa: Điểm c khoản 1 Điều 28 Luật BVMT 2020 quy định “đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên” là yếu tố nhạy cảm về môi trường; tiêu chí này được hướng dẫn chi tiết tại điểm đ khoản 4 Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP như sau “Dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên theo thẩm quyền quy định của pháp luật về đất đai”.
Do vậy, các trường hợp dự án quy định tại số thứ tự 7 Phụ lục III và số thứ tự 6 Phụ lục IV là hướng dẫn chi tiết điểm đ khoản 3 và điểm đ khoản 4 Điều 28 Luật BVMT 2020. Trong đó, việc phân định thẩm quyền quyết định việc chuyển mục đích sử dụng đất là theo pháp luật về đất đai, việc xác định yếu tố nhạy cảm về môi trường đối với trường hợp này theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 28 Luật BVMT 2020 nêu trên.
Trân trọng./.
Công ty TNHH 3H An Bình xin trả lời câu hỏi như sau:
- Đối với trường hợp dự án đầu tư vào khu công nghiệp: Theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, tiêu chí yếu tố nhạy cảm môi trường “nằm trong nội thành, nội thị của đô thị theo quy định của pháp luật về phân loại đô thị” chỉ áp dụng đối với trường hợp dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
Do vậy, trường hợp dự án đầu tư thuộc danh mục Phụ lục II đầu tư vào khu công nghiệp và khu công nghiệp này nằm trong nội thành, nội thị của đô thị thì vẫn áp dụng tiêu chí yếu tố nhạy cảm môi trường nêu trên để phân loại dự án đầu tư.
- Về cách thức xác định tiêu chí “nằm trong nội thành, nội thị của đô thị theo quy định của pháp luật về phân loại đô thị” Quý công ty có thể căn cứ theo: Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 và các văn bản hướng dẫn; Luật Thủ đô năm 2013.
Tuy nhiên, trừ trường hợp là các quận của thành phố Hà Nội đã được xác định rõ là nội thành theo Luật Thủ đô năm 2013, thì việc xác định khu vực nội thành, nội thị của đô thị khác thuộc các hồ sơ do cơ quan quản lý đô thị tại địa phương quản lý. Vì vậy, Quý Công ty nên liên hệ với cơ quan này để tìm hiểu thông tin, làm cơ sở xác định yếu tố nhạy cảm về môi trường này của dự án đầu tư.
Trân trọng./.
Công ty TNHH 3H An Bình xin trả lời câu hỏi như sau:
Theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 21 Luật bảo vệ môi trường 2020: “Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này đã đi vào vận hành chính thức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành phải có giấy phép môi trường trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, giấy phép xử lý chất thải nguy hại, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi (sau đây gọi chung là giấy phép môi trường thành phần). Giấy phép môi trường thành phần được tiếp tục sử dụng như giấy phép môi trường đến hết thời hạn của giấy phép môi trường thành phần hoặc được tiếp tục sử dụng trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành trong trường hợp giấy phép môi trường thành phần không xác định thời hạn.”
Như vậy, trường hợp giấy phép xả thải vào nguồn nước của đơn vị còn thời hạn đến năm 2025 thì đơn vị vẫn tiếp tục được sử dụng đến hết thời hạn của giấy phép này.
Thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấp phép môi trường được quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022: “Chủ cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường để bảo đảm thời điểm phải có giấy phép môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định này nhưng chậm nhất trước 45 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của cấp bộ, trước 30 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, tính đến thời điểm phải có giấy phép môi trường.”.
Đơn vị lưu ý để bảo đảm thời điểm phải có giấy phép môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
Trân trọng./.
Công ty TNHH 3H An Bình xin trả lời câu hỏi như sau:
Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã bãi bỏ thủ tục cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại trước đây.
Cụ thể, theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường 2020, chủ nguồn thải chất thải nguy hại có trách nhiệm "khai báo khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường hoặc nội dung đăng ký môi trường".
Như vậy, công tác quản lý chất thải nguy hại được tích hợp trong Giấy phép môi trường.
Trân trọng./.
Công ty TNHH 3H An Bình xin trả lời câu hỏi như sau:
Chất thải y tế nguy hại là theo quy định gọi chung là chất thải nguy hại.
Theo quy định tại Mẫu số 04 - Chứng từ CTNH của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường:
"Việc kê khai chứng từ CTNH do chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý CTNH hoặc đơn vị thực hiện việc vân chuyển CTNH phái thống nhất với chủ nguồn thải CTNH để khai đầy đủ thông tin vào chứng từ CTNH theo đúng nội dung hợp đông chuyển giao CTNH và quy định trong các Giấy phép môi trường liên quan.
Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý CTNH hoặc đơn vị thực hiện việc vận chuyển CTNH phát hành một bộ chứng từ CTNH mỗi khi thực hiện một lần tiếp nhận CTNH, không dùng chung chứng từ CTNH cho các lô CTNH được tiếp nhận từ các chủ nguồn thải khác nhau, kể cả trường hợp thực hiện việc vận chuyển trên cùng một phương tiện."
Như vậy, mỗi khi thực hiện một lần tiếp nhận CTNH từ chủ nguồn thải nào thì đều sẽ phải thực hiện kê khai chứng từ CTNH có thông tin của chủ nguồn thải đó.
Trân trọng./.
Công ty TNHH 3H An Bình xin trả lời câu hỏi như sau:
- Theo quy định tại khoản 12 Điều 168 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP: “Trường hợp một trong các giấy phép môi trường thành phần của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hết hạn, chủ cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Nghị định này”.
Theo đó, khi đề nghị cấp GPMT cho cơ sở thì chủ cơ sở phải lập hồ sơ để được cấp phép cho toàn bộ hoạt động xả thải, quản lý chất thải của cơ sở theo quy định.
- Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 41 Luật BVMT 2020, thẩm quyền cấp GPMT đối với trường hợp của dự án này là UBND cấp tỉnh.
Trân trọng./.
Công ty TNHH 3H An Bình xin trả lời câu hỏi như sau:
Trường hợp dự án đầu tư vào KCN có tính chất phát sinh chất thải như nội dung nêu trên thì không thuộc đối tượng phải có GPMT theo quy định tại Điều 39 Luật BVMT 2020.
Về nguyên tắc, trách nhiệm lập hồ sơ để được cấp GPMT thành phần hoặc GPMT cho hoạt động xả thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN thuộc về chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, không phải là trách nhiệm của doanh nghiệp thứ cấp đầu tư vào KCN. Do chủ dự án đã thực hiện trách nhiệm đấu nối nước thải phát sinh từ hoạt động của dự án với hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN nên cũng không thuộc đối tượng phải có GPMT như đã nêu trên.
Trân trọng./.
Công ty TNHH 3H An Bình xin trả lời câu hỏi như sau:
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật BVMT 2020: “Đánh giá sơ bộ tác động môi trường là việc xem xét, nhận dạng các vấn đề môi trường chính của dự án đầu tư trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi hoặc giai đoạn đề xuất thực hiện dự án đầu tư”. Khoản 2 Điều 29 Luật BVMT 2020 quy định “Thời điểm đánh giá sơ bộ tác động môi trường được thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, đề xuất chủ trương đầu tư, đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc đối tượng phải đề nghị quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, xây dựng”. Khoản 4 Điều 29 Luật BVMT 2020 quy định “Nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét đồng thời với hồ sơ đề nghị quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư”. Theo các quy định này, đối tượng, nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường được thực hiện theo Luật BVMT 2020; đánh giá sơ bộ tác động môi trường là một trong các nội dung hoặc thành phần hồ sơ đề nghị quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư.
Theo đó, trường hợp dự án đầu tư có điều chỉnh mục tiêu, quy mô và thuộc nhóm I mà pháp luật có liên quan (đầu tư công, đầu tư, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, xây dựng) quy định dự án đầu tư điều chỉnh phải thực hiện thủ tục quyết định, chấp thuận hoặc điều chỉnh quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư; đồng thời thành phần hồ sơ đề nghị quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư theo pháp luật có liên quan yêu cầu phải có đánh giá sơ bộ tác động môi trường của dự án đầu tư điều chỉnh, thì chủ dự án phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường cho dự án đầu tư điều chỉnh đó.
Trân trọng./.
Công ty TNHH 3H An Bình xin trả lời câu hỏi như sau:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 31 Luật BVMT 2020: “Đánh giá tác động môi trường được thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án”.
Do vậy, đối với trường hợp dự án phải có quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, xây dựng, thì ĐTM được thực hiện sau khi dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư.
Trân trọng./.
Công ty TNHH 3H An Bình xin trả lời như sau:
(1). Thay đổi của hệ thống xử lý không làm thay đổi nội dung của giấy phép môi trường đã cấp nên theo Khoản 2, Điều 44 Luật BVMT và Khoản 1, Điều 31 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
Do vậy, Dự án của Quý thành viên không phải tiến hành vận hành công trình xử lý khí thải.
(2). Theo quy định tại Khoản 4, Điều 37 Luật BVMT, việc thay đổi hệ thống xử lý khí thải của công ty sẽ phải được tích hợp trong báo cáo đề xuất cấp GPMT. Và theo quy định tại Khoản 1, Điều 31 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, Dự án của Quý thành viên thuộc trường hợp phải tiến hành vận hành công trình xử lý khí thải sau khi được cấp GPMT.
Trân trọng./.
Công ty TNHH 3H An Bình xin trả lời như sau:
Thông tin trên của Quý thành viên không đủ cơ sở để giải đáp.
Tuy nhiên, căn cứ theo Điểm d, Khoản 2, Điều 42 Luật BVMT, đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp quy định tại Khoản 2, Điều 39 Luật BVMT đã đi vào vận hành chính thức trước ngày Luật BVMT có hiệu lực thi hành phải có GPMT trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Luật BVMT có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp GPMT thành phần (giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường,…) thì doanh nghiệp được tiếp tục sử dụng giấy xác nhận hoàn thành công trình như GPMT đến hết thời hạn của GPMT thành phần hoặc được tiếp tục sử dụng trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Luật BVMT có hiệu lực thi hành trong trường hợp GPMT thành phần không xác định thời hạn.
Quý thành viên căn cứ vào hiện trạng và các giấy phép môi trường thành phần của mình để đánh giá có thuộc đối tượng quy định tại Điểm d, Khoản 2, Điều 42 Luật BVMT nêu trên.
Trân trọng./.
Công ty TNHH 3H An Bình xin trả lời như sau:
Để xác định thẩm quyền cấp giấy phép môi trường cho các dự án tương đương, Quý thành viên căn cứ vào quy định tại Điều 41 của Luật BVMT 2020 để xác định.
Cách phân loại thuộc nhóm I,II,III cho các dự án môi trường.
Căn cứ theo Điều 28 Luật BVMT, Điều 25, phụ lục III, IV, V Nghị định 08/2022/NĐ-CP dựa vào tiêu chí về môi trường để xác định đối tượng thuộc nhóm đầu tư I,II,III.
Trân trọng./.
Công ty TNHH 3H An Bình xin trả lời như sau:
Về nội dung câu hỏi của Quý Khách hàng cung cấp, Đơn vị tư vấn có ý kiến như sau:
TH1: Theo Khoản 3, Điều 42 Luật BVMT 2020: " Trường hợp dự án đầu tư hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp được thực hiện theo nhiều giai đoạn, có nhiều công trình, hạng mục công trình thì giấy phép môi trường có thể cấp cho từng giai đoạn, công trình, hạng mục công trình có phát sinh chất thải. Giấy phép môi trường được cấp sau sẽ tích hợp nội dung giấy phép môi trường được cấp trước vẫn còn hiệu lực"
Do vậy, nếu Quý khách hàng đã có GPMT nhà máy hiện hữu thì sau khi bổ sung hạng mục sẽ VHTN hệ thống bổ sung và được tích hợp cùng hồ sơ GPMT nhà máy hiện hữu.
TH2: Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 46 Luật BVMT 2020: " Công trình xử lý chất thải là công trình, thiết bị xử lý nước thải, bụi, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại"
Do vậy, nếu Quý khách hàng chưa có GPMT hay giấy phép thành phần xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường thì sẽ VHTN đồng bộ cùng công trình bảo vệ môi trường có trong nhà máy .
Trân trọng./.
Công ty TNHH 3H An Bình xin trả lời như sau:
Khoản 1 Điều 39 luật BVMT được hiểu như sau:
“Tất cả các dự án của nhóm I,II và III “có phát sinh nước thải, bụi,… khi vận hành chính thức” thì thuộc đối tượng phải có Giấy phép môi trường. Trường hợp những dự án thuộc nhóm I,II,III không “phát sinh nước thải, bụi … vận hành chính thức.” thì không thuộc đối tượng phải có Giấy phép môi trường.
Trân trọng./.
Công ty TNHH 3H An Bình xin trả lời như sau:
Dữ kiện dự án của Quý thành viên không rõ quy mô, công suất lớn hay trung bình, không xác định được khu vực xây dựng, dự án thuộc nhóm nào theo quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng.
Căn cứ theo thông tin được cung cấp, theo Điểm c, Khoản 1, Điều 28 Luật BVMT 2020, dự án xây dựng nhà ở nêu trên thuộc về tiêu chí dự án có yếu tố nhạy cảm về môi trường (khu dân cư tập trung), theo Điểm b, Khoản 3; Điểm b, Khoản 4 Điều 28 Luật BVMT 2020, dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn hoặc trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường nên dự án đầu tư xây dựng thuộc nhóm I hoặc II. Như vậy Dự án nêu trên cần phải lập giấy phép môi trường.
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 53 Luật BVMT 2020, Điểm d, Khoản 1 Điều 31 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, đối với công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình, cá nhân có phát sinh nước thải, khí thải phải có công trình, thiết bị xử lý chất thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu BVMT hoặc theo quy định của UBND cấp tỉnh (bao gồm cả bể tự hoại, bể tách mỡ nước thải nhà ăn và các công trình, thiết bị hợp khối đáp ứng yêu cầu theo quy định) thì không phải thực hiện vận hành thử nghiệm. Tuy nhiên với dự án của Quý thành viên không thuộc quy mô hộ gia đình nên không áp dụng quy định nêu trên.
Căn cứ theo Điểm a, Khoản 2 Điều 42 Luật BVMT 2020, dự án trên dự án trên thuộc đối tượng phải đánh giá tác động môi trường và phải có GPMT và có công trình xử lý chất thải không thuộc quy mô hộ gia đình có trách nhiệm vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo GPMT đã được cấp.
Trân trọng./.
Công ty TNHH 3H An Bình xin trả lời như sau:
Căn cứ theo Khoản 2, Điều 39, Khoản 1; Điểm c, Khoản 3, Điều 41 Luật BVMT, đối với dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật BVMT có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 39 Luật BVMT đã được UBND bộ TN&MT phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM thuộc thẩm quyền cấp GPMT của UBND cấp bộ.
Theo Khoản 6, Điều 42 Luật BVMT, từ ngày GPMT có hiệu lực, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM, GPMT thành phần hết hiệu lực.
Do đó với dự án của Công ty đi vào hoạt động trước khi Luật BVMT có hiệu lực thuộc Khoản 2, Điều 39 đã được Bộ TNMT phê duyệt ĐTM thì hiện tại giấy phép môi trường của công ty sẽ do Bộ TN&MT thẩm định.
Công ty TNHH 3H An Bình xin trả lời như sau:
Căn cứ theo Điểm b, Khoản 2, Điều 42 Luật BVMT, dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM phải có GPMT trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy định tại các Điểm a, b, c, d và g, Khoản 1 Điều 36 Luật BVMT.
Trường hợp dự án đầu tư xây dựng không thuộc đối tượng được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định của pháp luật về xây dựng thì phải có GPMT trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng.
Do đó, cần phải đối chiếu với quy định ở trên và hiện trạng dự án của Quý thành viên để lựa chọn thời điểm lập báo cáo đề xuất cấp GPMT phù hợp.
Công ty TNHH 3H An Bình xin trả lời như sau:
Theo quy định tại khoản 2 điều 39 Luật BVMT 2020 thì dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô tương đương lớn hơn 1.000 đơn vị vật nuôi (thuộc dự án nhóm I) hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thì phải thực hiện thủ tục cấp GPMT.
Căn cứ theo điểm c, Khoản 3, Điều 41 Luật BVMT 2020, dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô tương đương lớn hơn 1.000 đơn vị vật nuôi nếu hoạt động trước ngày Luật BVMT 2020 có hiệu lực là đối tượng thuộc khoản 2, Điều 39 nên nếu đã được UBND cấp tỉnh phê duyệt thẩm định báo cáo ĐTM thì thẩm quyền cấp phép GPMT sẽ thuộc cấp tỉnh.