VĂN BẢN QPPL-BVMT

KHÁCH HÀNG

GÓC SUY NGẪM

Người không muốn lội sông cũng chẳng thể rẽ sóng đạp gió, việc nhỏ không làm sao làm được việc lớn

CHUYÊN MỤC HỎI ĐÁP

Công ty chúng tôi đã được sở TNMT phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và cấp giấy xác nhận các công trình bảo vệ môi trường năm 2011. Trong đó, có xác nhận cho hệ thống xử lý nước thải với công nghệ hoá lý kết hợp sinh học. Do mục tiêu bảo vệ môi trường cũng như yêu cầu của đối tác về sản phẩm xanh, cuối năm 2020 chúng tôi đã bổ sung thêm công đoạn hoá lý xử lý lại 10% nước thải sạch hơn để tái sử dụng, mà không thay đổi công nghệ xử lý nước thải ban đầu. Phương án tái sử dụng đã được báo cáo lên sở TNMT và cơ quan chủ quản là BQL các KCN trước khi thực hiện. Hiện nay, vẫn với mục tiêu tiết kiệm tránh lãng phí tài nguyên nước và công đoạn xử lý nước thải như trên, không thay đổi hay bổ sung hay thay đổi bất cứ công nghệ nào, công ty chúng tôi muốn từng bước nâng cao tỉ lệ tái sử dụng từ 10% lên 50%, 70% thậm chí là 100% (giảm bớt hoặc không thải nước thải ra khỏi phạm vi công ty, toàn bộ nước thải được xử lý và tuần hoàn lại công đoạn sản xuất). Trường hợp Công ty chúng tôi tăng tỉ lệ tái sử dụng lên mức 50%; 70% hoặc 100% lượng nước thải như trên thì phải làm thủ tục môi trường nào? Có phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường không?
Chúng tôi có câu hỏi như sau nhờ Quý Công ty giải đáp giúp: Công ty Chúng tôi đã được phê duyệt theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án từ năm 2017. Theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP Cột 4, Phụ lục II thì Công ty chúng tôi thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng không thuộc đối tượng phải báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường. Theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, Công ty chúng tôi thuộc Cột 4, Phụ lục II kèm theo nghị định này thì Công ty chúng tôi thuộc đối tượng phải lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, sau khi được phê duyệt báo cáo ĐTM dự án, chúng tôi đã hoàn thành công trình bảo vệ môi trường và đảm bảo hiện tại các công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở tuân thủ đúng với yêu cầu tại Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã phê duyệt. Ngoài ra, Chúng tôi cũng thực hiện đúng với cam kết trong Báo cáo ĐTM đã được phê duyệt, định kỳ hàng năm gửi Báo cáo công tác bảo vệ môi trường về cơ quan chức năng. Vậy, trường hợp của Công ty chúng tôi có phải thực hiện vận hành thử nghiệm và lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện công trình bảo vệ môi trường để được kiểm tra, xác nhận theo quy định tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP hay không? Xin chân thành cảm ơn!
Theo khoản 2 Điều 32 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 quy định đối tượng được miễn đăng ký môi trường: “Dự án đầu tư khi đi vào vận hành và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phát sinh chất thải hoặc chỉ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dưới 300 kg/ngày được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương; hoặc phát sinh nước thải dưới 05 m3/ngày, khí thải dưới 50 m3/giờ được xử lý bằng công trình thiết bị xử lý tại chỗ hoặc được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương”. Trường hợp dự án đầu tư khi đi vào vận hành và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ pháp nhân là công ty (không phải là hộ kinh doanh cá thể) có phát sinh với lượng chất thải đáp ứng điều kiện trên và xử lý bằng công trình, thiết bị xử lý tại chỗ (nước thải xử lý bằng bể tự hoại 03 ngăn và cho thấm đất trong phạm vi cơ sở...) thì có thuộc đối tượng miễn đăng ký môi trường hay không? Trường hợp, nếu không được miễn thì có thuộc đối tượng phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường hay không? Trường hợp phải lập giấy phép môi trường thì công trình thiết bị xử lý tại chỗ có phải vận hành thử nghiệm không? Nếu phải vận hành thử nghiệm thì việc lấy mẫu đối với nước thải sinh hoạt sau xử lý được thực hiện như thế nào?


TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG

CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG

CỔNG DVC BỘ TNMT

DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG

0971.321.313